Hỗ trợ trực tuyến

Điện toán đám mây là gì? Tất tần tật ưu điểm và nhược điểm của điện toán đám mây.

21/11/2020 08:36

 

Những năm gần đây, sự phát triển của điện toán đám mây đã làm thay đổi cục diện công nghệ của toàn thế giới, những "ông lớn" Microsoft, Apple. Google, Amzon,... đã sử dụng và cho ra nhiều công nghệ mới dựa trên công nghệ điện toán. Vậy tại sao điện toán đám mây lại phát triển mạnh như vậy? Hôm nay, Nhất Nam sẽ chia sẻ với bạn đọc những kiến thức tổng quan về điện toán đám mây cũng như ưu điểm và nhược điểm mà nó mang lại. 

 

1. Điện toán đám mây là gì?

 

Điện toán đám mây (cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. 

 

dien-toan-dam-may-la-gi

Điện toán đám mây 

 

2. Ưu điểm của công nghệ điện toán đám mây

 

loi-ich-cua-dien-toan-dam-may

Lợi ích của điện toán đám mây 

 

  • Nhanh chóng, tiện lợi: “Đám mây vô hình” hỗ trợ người dùng thu thập tài nguyên nhanh chóng hơn truyền thống. Người dùng có thể thực hiện các dịch vụ công nghệ một cách nhanh chóng, từ khâu ý tưởng cho đến hoàn thiện cũng nhanh hơn vài cấp.

  • Linh hoạt: Công nghệ điện toán cho phép điều chỉnh quy mô (tăng lên hay giảm xuống) ngay lập tức mà không cần ký kết dài hạn.

  • Tiết kiệm chi phí: Cloud computing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vốn và chi phí vận hành. Bởi vì, các tài nguyên được mua khi cần và trả phí khi sử dụng. 

  • Triển khai trên toàn cầu: Với công nghệ đám mây, người dùng có thể triển khai ứng dụng của mình tại nhiều địa điểm trên toàn cầu.

  • Tinh giản trong cách sử dụng nhân viên: Số lượng nhân viên sẽ được tinh giản để tập trung vào việc cung cấp giá trị thay vì duy trì phần mềm và phần cứng máy tính.

 

3. Nhược điểm của công nghệ điện toán đám mây 

 

-        Tính riêng tư: các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây có đảm bảo được quyền riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì mục đích khác mà chủ nhân nó không hề biết?

 

-        Sự phụ thuộc: khi ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thì ta hoàn toàn dựa vào nhà cung cấp, nếu một lý do nào đó mà nhà cung cấp ngừng hoạt động hoặc không cung cấp dịch vụ nữa, thì người dùng phải sao lưu dữ liệu từ đám mây về máy cá nhân rất tốn thời gian, và có thể có trường hợp mất luôn dữ liệu không phục hồi lại được.

 

-        Vấn đề bảo mật: việc tập trung dữ liệu trên đám mây nhằm mục đích tăng cường sự bảo mật, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân cho sự tấn công đánh cắp dữ liệu của các tin tặc nếu như khâu quản lý bảo mật không chặt chẽ. 

 

Sự xuất hiện của điện toán đám mây mang lại nhiều sự thay đổi cho phong cách làm việc thời kỳ hiện đại. Chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy được những lợi ích mà nó mang lại, song song với đó chúng ta cũng đối mặt với những hạn chế, rủi ro khi sử dụng. Hy vọng bài viết này giúp cho các bạn có cái nhìn khái quát về điện toán đám mây, lợi ích và hạn chế của nó. 

 

Thong ke