Hỗ trợ trực tuyến
- 0969 57 61 61 (Zalo)
- 0981 87 01 69 (Zalo)
- Hỗ trợ khách hàng
- info@kamnex.com
- zalo.me/52619081785780947
- 0989 514 664 (Kỹ Thuật)
Telehealth là gì? Lợi ích nổi trội so với khám sức khỏe truyền thống
20/10/2020 15:50
Telehealth là gì? Lợi ích nổi trội so với khám sức khỏe truyền thống
1. Telehealth là gì?
“Telehealth - Chăm sóc sức khỏe từ xa” là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong giới y học hiện đại, “tele” có nghĩa là từ xa, “health” có nghĩa là sức khỏe”. Bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình theo dõi và thăm khám sức khỏe, bệnh nhân của Telehealth không cần thường xuyên đến phòng khám hay bệnh viện mà vẫn có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ các bác sĩ chuyên khoa.
Đây được xem là “cánh cửa thần kỳ” cho nền y học của thế giới. Chính nhờ vào mô hình này, sự kết nối giữa người bệnh – thầy thuốc, thầy thuốc – thầy thuốc đang diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn trước đây. Mặc khác, tất cả thông số sức khỏe người bệnh được lưu trữ toàn bộ, bác sĩ có thể nhìn vào hồ sơ tìm được giải pháp chữa bệnh tốt hơn, nhất là để phát hiện sớm các mầm bệnh nguy hiểm.
2. Lợi ích khi ứng dụng Telehealth vào công tác khám chữa bệnh
- Tiết kiệm thời gian
Kết nối bác sĩ với bệnh nhân tạo điều kiện thăm khám sức khỏe trực tiếp, bệnh nhân không cần tốn thời gian di chuyển và chờ đợi xếp hàng tới lượt thăm khám như trước đây. Chỉ cần thông qua hệ thống hỗ trợ, người bệnh ở Đà Nẵng có thể kết nối với bác sĩ ở Hà Nội, vị trí địa lý sẽ không còn là trở ngại khi Telehealth ra đời.
- Độ tin cậy cao
Đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất, người khám bệnh được thăm khám trực tiếp bởi các bác sỹ từ các bệnh viện, các chuyên gia - giáo sư đầu ngành. Các bước xét nghiệm, cận lâm sàng cũng như các ca giải phẫu phức tạp đều được kết nối với các chuyên gia thông qua hệ thống màn hình 3D với hình ảnh sắc nét, âm thanh chính xác. Qua đó, các chuyên gia tuyến đầu có thể trợ giúp chẩn đoán, điều trị hỗ trợ cho các bác sĩ tuyến dưới.
- Giảm chi phí phát sinh
Nhờ vào hệ thống kết nối trực tiếp, người khám bệnh không cần chi trả cho những chi phí phát sinh như: lưu trú, di chuyển, viện phí, sinh hoạt,… Thêm vào đó, chi phí khám chữa bệnh Telehealth cũng không quá chênh lệch và vẫn được áp dụng BHYT như thông thường.
- Thủ tục đơn giản
Để tham gia chương trình khám bệnh từ xa, bệnh nhân có thể đến trực tiếp tại bệnh viện đăng kí hoặc đăng ký theo form online mà bệnh viện cung cấp. Sau đó, điền đầy đủ thông tin, hình ảnh triệu chứng lâm sàng và kết nối với bác sĩ để thăm khám trực tuyến.
3. Đơn vị cung cấp hệ thống TELEHEALTH tiêu biểu
Hiện tại, Tập đoàn Viễn Thông và Quân đội Viettel đã căn bản hoàn thành mô hình Viettel Telehealth.
Được biết, tính đến tháng 9/2020, Viettel đã triển khai kết nối thành công đến 1000 điểm tư vấn, hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế trên toàn quốc, đạt 75% mục tiêu giai đoạn 1.
Hệ thống hỗ trợ, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) đã được Viettel triển khai tại nhiều bệnh viện như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội,… kết nối đến hàng chục bệnh viện tại các tỉnh thành trên cả nước.
4. Các hoạt động chính của hệ thống VIETTEL TELEHEALTH
Theo CEO Viettel Solutions Nguyễn Mạnh Hổ, Viettel Telehealth được xây dựng để hỗ trợ các y bác sỹ, đảm nhận các hoạt động chính như:
1. Tư vấn y tế từ xa (tele-health): thành lập và duy trì bộ phận khám, chữa bệnh từ xa tại bệnh viện; tư vấn sức khỏe từ xa, từ bác sỹ đến người dân bao gồm bác sỹ trong và ngoài nước.
2. Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa: từ bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới tới trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám tuyến huyện, xã.
3. Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa: Bằng cách gửi hình ảnh chụp của người bệnh cho một chuyên gia chẩn đoán hình ảnh tại một địa điểm khác và nhận được lời khuyên nhanh nhất về tình trạng người bệnh.
4. Hội chẩn tư vấn huyết học, truyền máu, vi sinh, hóa sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh. Trao đổi, chia sẻ kết quả, tình trạng bệnh lý… để phục vụ chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và đào tạo.
5. Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa: giải pháp phẫu thuật từ xa có thể sử dụng công nghệ mới như robot và trang bị hệ thống các phòng mổ thông minh
6. Hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật: xây dựng các chương trình hợp tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận những dịch vụ, kỹ thuật tốt của các cơ sở y tế với nhau.
7. Sử dụng các ứng dụng trên thiết bị điện tử cầm tay thông minh trong một số dịch vụ y tế.
8. Truyền thông cho người dân, khuyến khích sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa.
9. Xây dựng hướng dẫn hoạt động khám, chữa bệnh từ xa
Thông qua mô hình hội nghị truyền hình trực tuyến và các công cụ truyền âm thanh, hình ảnh, khoảng cách giữa người bệnh và bác sĩ đã được rút ngắn. Nhờ đó các bệnh nhân được điều trị tốt nhất ngay tại chỗ, hạn chế việc chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Với tâm thế là một trong những người đi đầu, nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai và phân phối thiết bị hội nghị truyền hình, Công ty Nhất Nam hy vọng bài viết này đã giúp mọi người bổ sung thêm những kiến thức về ứng dụng công nghệ vào đời sống thực tế tạo ra những thành quả giúp năng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân.
Bài viết khác
- HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÀM THẾ GIỚI SỐ 2020 DO VIỆT NAM ĐĂNG CAI TỔ CHỨC DƯỚI HÌNH THỨC HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN
- Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã cấp phép thử nghiệm 5G cho 2 nhà mạng Viettel và MobiFone
- Điện toán đám mây là gì? Tất tần tật ưu điểm và nhược điểm của điện toán đám mây.
- Phần mềm VCPlayer – Hỗ trợ xem lại video độc quyền của Aver
- 5 PHÒNG HỌP CÓ HÀM LƯỢNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG THỜI KỲ COVID